Thủ tục đăng ký homestay: Các giấy tờ hồ sơ cần chuẩn bị như thế nào?

Homestay là một loại hình nhà nghỉ nhà dân, ở đó bạn được thoải mái phục vụ sinh hoạt cá nhân như một thành viên trong gia đinh. Ở Việt Nam, hình thức kinh doanh homestay khá phổ biến và để đưa homestay đi vào hoạt động bạn cần tiến hành thực hiện các thủ tục đăng ký homestay. Hôm nay, vntraveller.com sẽ giúp bạn các bước để đưa homestay vào hoạt động hợp pháp.

Thủ tục đăng ký homestay: Các giấy tờ hồ sơ cần chuẩn bị như thế nào?

Để có được tấm vé thông hành thì bạn cần phải lưu ý các bước dưới đây:

  1. Thủ tục đăng ký homestay: Tiêu chí để được cấp giấy phép kinh doanh

Giấy phép kinh doanh là điều kiện cần để bạn bước đầu đặt biển, đặt tên cho homestay của mình. Theo Luật Du lịch 2017, thì bạn cần phải chuẩn bị các điều kiện cụ thể về phòng ốc, trang thiết bị, hình thức kinh doanh và bảng giá niêm yết cụ thể như sau:

Đối với diện tích căn phòng cần đảm bảo được không gian thoải mái nhất cho du khách, ít nhất là 3m2 đối với phòng tắm, 10m2 đối với phòng đôi, 8m2 đối với phòng đơn. Các tiêu chí về diện tích đều được quy định cụ thể trong Luật Du lịch 2017. Nếu bạn muốn thiết kế thêm phòng dorm, phòng tập thể giường tầng thì với mỗi giường kê thêm phải đảm bảo diện tích tăng thêm 4m2.

Thủ tục đăng ký homestay: Các giấy tờ hồ sơ cần chuẩn bị như thế nào?Vị trí thiết kế, xây dựng phải thuận tiện, đảm bảo an ninh, có biển hiệu rõ ràng, không gian thoáng mát và đặc biệt có view đẹp. Homestay khi đưa vào hoạt động phải trong tình trạng tốt, thiết kế độc đáo phản ánh cá tính chủ nhà và đặc trưng của địa phương.

Trang thiết bị đầy đủ tiện nghi như giường kệ sạch sẽ, quạt điện, đèn chiếu sáng, cửa phải có chốt an toàn để du khách yên tâm nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, bạn cũng phải chuẩn bị các đồ dung tiêu hao như bàn chải, khăn tắm, xà bông… Đặc biệt chủ homestay cũng phải chú ý đến công tác phòng chống cháy nổ và phải chuẩn bị ít nhất 2 bình cứu hỏa.

Bảng giá niêm yết của bất kỳ homestay nào cũng phải được công khai, điều này cũng tạo điều kiện để du khách lựa chọn những dịch vụ phù hợp, vừa với túi tiền của mình. Đây cũng là quy định để tránh tình trạng khách du lịch bị chặt chém giá cả, chính vì vậy khi chuẩn bị hồ sơ để đăng ký kinh doanh, đừng quên kèm theo bảng giá chính thức.

Thủ tục đăng ký homestay: Các giấy tờ hồ sơ cần chuẩn bị như thế nào?Bạn cũng phải xác định loại hình kinh doanh mà mình đăng ký với cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép. Đối với loại hình homestay bạn phải hiểu rõ bản chất đây là nhà nghỉ theo hình thức du lịch trải nghiệm. Du khách sẽ trả phí để được sống như một người dân bản xứ, tìm hiểu về văn hóa, phong tục tập quan địa phương.

Như vậy, kinh doanh homestay là việc của hộ gia đình, do đó khi đăng ký bạn hãy lựa chọn hình thức hoạt động kinh doanh cá thể.

  1. Hồ sơ đăng ký cấp giấy phép kinh doanh homestay

Sau khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để đăng ký giấy phép kinh doanh thì bước tiếp theo bạn phải chuẩn bị một bộ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Cụ thể theo điều 71, Nghị định 108/2018/NĐ-CP thì mỗi hộ kinh doanh homestay phải cử một người đại diện gửi Giấy đề nghị đăng ký cấp giấy phép kinh doanh homestay với phòng đăng ký cấp huyện. Trong đó có ghi đầy đủ các thông tin như sau:

  • Tên hộ kinh doanh dịch vụ du lịch homestay, địa chỉ homestay kèm theo số điện thoại và địa chỉa email.
  • Ghi rõ ngành nghề kinh doanh và kinh doanh dịch vụ du lịch homestay
  • Số vốn kinh doanh homestay
  • Số lao động sử dụng khi homestay chính thức đi vào hoạt động
  • Họ tên và chữ ký cùng số chứng minh nhân dân của người thành lập hộ kinh doanh. Đồng thời gửi bản photo có công chứng chứng minh thư nhân dân để đối chiếu.

Tất cả những giấy tờ trên đều được lưu thành một bộ hồ sơ gửi về phòng đăng ký cấp huyện. Bạn sẽ phải đóng lệ phí theo quy định và chờ đợi cấp phép.

  1. Giấy phép kinh doanh được cấp khi nào?

Sau khi đã nhận hồ sơ của bạn thì công chức phòng đăng ký kinh doanh sẽ gửi cho bạn một bản biên nhận hồ sơ. Bạn cần giũ giấy biên nhận này để 3 ngày sau quay lại lấy giấy phép đăng ký kinh doanh homestay.Trong trường hợp cần bổ sung hồ sơ hoặc hồ sơ có sai sót thì bên tiếp nhận hồ sơ sẽ thông báo đến bạn bằng văn bản.

Quá 3 ngày mà bạn chưa nhận được giấy phép kinh doanh thì bạn có quyền khiếu nại.

Sau khi hoàn tất thủ tục cấp phép thì cơ quan cấp huyện sẽ gửi hồ sơ của bạn đến chi cục thuế cùng cấp, tiết hành hoàn tất thủ tục về thuế kinh doanh theo quy định pháp luật.

  1. Tiến hành đăng ký chứng nhận để xếp hạng homestay

Bên cạnh giấy phép kinh doanh homestay thì bạn cần thực hiện thủ tục để được cấp xếp hạng của Sở VH-TT và Du lịch. Việc làm này sẽ giúp bạn quảng bá được thương hiệu, tăng sự tin tưởng và tính chuyên nghiệp cho homestay của mình. Việc của bạn là chuẩn bị một bộ hồ sơ, gồm có:

  • Một bảng đánh giá đối với chất lượng của homestay
  • Đơn xin được cấp xếp hạng về homestay
  • Bản sao của giấy phép đăng ký kinh doanh có chứng thực đầy đủ.
  • Bản danh sách của nhân viên và quản lý tại homestay.
  • Biên lai về nộp phí của việc thẩm định.
  • Giấy tờ để chứng minh việc cam kết thực hiện tuân thủ đầy đủ các điều kiện về phòng chống chữa cháy.
  • Giấy chứng nhận về việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với người phụ trách quản lý Homestay.

Ngoài những thủ tục cần thiết trên thì bạn còn phải chuẩn bị các văn bằng, chứng chỉ trình độ ngoại ngữ, giấy chứng nhận an ninh – trật tự, hồ sơ nhân viên để tăng tính thuyết phục cơ quan thẩm định.

Hy vọng với những thông tin về thủ tục đăng ký homestay mà vntraveller.com chia sẻ bạn sẽ có thêm kiến thức để hợp lý hóa hình thức homestay của mình. Chúc các bạn thành công.

Bùi Thương

error: Content is protected !!